Môn toán luôn là môn học chính trong trường phổ thông. Vì vậy học khá giỏi môn này là điều mơ ước của rất nhiều học sinh (HS). Khi đã là HS giỏi toán thì sẽ rất thuận tiện trong việc thi đỗ các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại học.
Giáo viên (GV) cần có bài kiểm tra để phân loại HS trong lớp. Qua đó GV sẽ nắm được danh sách HS học yếu môn toán để có sự quan tâm đặc biệt. Trong lớp, GV cần cho các em này ngồi ở đầu bàn để thuận lợi cho việc hướng dẫn các em giải bài tập. Trong khi HS đang làm bài tập thì GV cần đến chỗ ngồi của các em học yếu để giải đáp những điều chưa hiểu của các em. Sự tận tình hướng dẫn các em vẽ hình một bài toán hình học hay vận dụng một công thức để giải một bài tập đại số sẽ giúp cho các em thấy quí mến thầy cô hơn. Như vậy sẽ làm cho HS thấy mình cần phải gắng học để đền đáp lại công ơn khó nhọc của thầy cô. Bên cạnh đó GV cần thường xuyên khuyến khích các HS yếu xung phong lên bảng giải những bài tập vừa sức với các em. Nếu em nào giải được thì GV cho điểm ngay. Điểm 10 đạt được đối với một HS học yếu thật sự là niềm khích lệ giúp các em có sự tự tin để học môn học mà từ lâu các em luôn nghĩ là quá hóc búa và học không vô. Khi gọi HS lên bảng thì tuyệt đối GV không cho HS yếu giải những bài tập quá khó, dạng bài tập này chỉ nên dành cho những HS khá giỏi trong lớp. Nếu lần đầu tiên HS làm bài không được thì GV không nên cho các em điểm 1 ngay mà hẹn các em lần khác sẽ gọi lại để tránh tạo cho các em tâm lý ức chế và càng thấy chán học môn toán. GV cần phân công cho các em tổ trưởng kiểm tra việc học thuộc bài của HS.
Bậc học THCS chính là bậc học nền tảng để giúp cho HS có những kiến thức vững chắc về môn toán, chuẩn bị cho các em có tâm lý tự tin khi học các lớp cao hơn.
Tuy nhiên đối với các HS mất căn bản về môn toán thì các em rất sợ học môn này. Thầy giảng bài các em chẳng hiểu gì nên nhiều em gần như chỉ lo học các môn khác mà không còn quan tâm đến môn toán nữa. Dù HS học giỏi nhiều môn học nhưng lại học yếu môn toán thì liệu các em có hi vọng gì về các kỳ thi sau này? Vì vậy, điều mà giáo viên dạy toán cần hết sức quan tâm là giúp các em học yếu lấy lại căn bản dần và không còn lo sợ khi học giờ toán nữa.
Bởi vì nếu các em không thuộc bài, không nhớ các công thức, các qui tắc toán học thì làm sao có thể vận dụng để giải bài tập.
Trong đề kiểm tra phải có đủ dạng bài tập dành cho HS từ yếu đến khá giỏi. Đề kiểm tra quá khó sẽ gây ức chế cho HS yếu và trung bình, nhưng đề quá dễ cũng sẽ làm cho các em HS khá giỏi không còn hứng thú với môn học vì các em không có điều kiện để phát triển tối đa sự tư duy sáng tạo của mình để giải những bài toán mới lạ.
GV cần dạy phụ đạo cho các em HS yếu. Trong giờ dạy phụ đạo, cần giảng bài thật chậm để các em hiểu, sau đó GV cho HS giải bài tập. Mỗi dạng bài tập, GV cho HS làm nhiều bài cho đến khi các em làm đúng rồi thì mới chuyển sang dạng bài tập khác. Các đề bài tập luôn theo trình tự từ dễ đến khó. GV cũng cần thường xuyên động viên HS yếu để giúp các em hiểu rằng nếu cố gắng thì một ngày không xa các em sẽ trở thành HS khá giỏi. GV có thể kể tên một vài em đạt được thành tích như vậy để củng cố niềm tin cho các em.
Ở những tiết học ôn tập chương, GV cần hệ thống toàn bộ các công thức toán đã học trong chương và yêu cầu HS học thuộc để dễ dàng giải được bài tập trong bài kiểm tra.
Nếu GV có sự quan tâm đặc biệt đến từng đối tượng HS thì dù là yếu hay giỏi các em cũng sẽ yêu thích học môn toán.
Giáo viên (GV) cần có bài kiểm tra để phân loại HS trong lớp. Qua đó GV sẽ nắm được danh sách HS học yếu môn toán để có sự quan tâm đặc biệt. Trong lớp, GV cần cho các em này ngồi ở đầu bàn để thuận lợi cho việc hướng dẫn các em giải bài tập. Trong khi HS đang làm bài tập thì GV cần đến chỗ ngồi của các em học yếu để giải đáp những điều chưa hiểu của các em. Sự tận tình hướng dẫn các em vẽ hình một bài toán hình học hay vận dụng một công thức để giải một bài tập đại số sẽ giúp cho các em thấy quí mến thầy cô hơn. Như vậy sẽ làm cho HS thấy mình cần phải gắng học để đền đáp lại công ơn khó nhọc của thầy cô. Bên cạnh đó GV cần thường xuyên khuyến khích các HS yếu xung phong lên bảng giải những bài tập vừa sức với các em. Nếu em nào giải được thì GV cho điểm ngay. Điểm 10 đạt được đối với một HS học yếu thật sự là niềm khích lệ giúp các em có sự tự tin để học môn học mà từ lâu các em luôn nghĩ là quá hóc búa và học không vô. Khi gọi HS lên bảng thì tuyệt đối GV không cho HS yếu giải những bài tập quá khó, dạng bài tập này chỉ nên dành cho những HS khá giỏi trong lớp. Nếu lần đầu tiên HS làm bài không được thì GV không nên cho các em điểm 1 ngay mà hẹn các em lần khác sẽ gọi lại để tránh tạo cho các em tâm lý ức chế và càng thấy chán học môn toán. GV cần phân công cho các em tổ trưởng kiểm tra việc học thuộc bài của HS.
Bậc học THCS chính là bậc học nền tảng để giúp cho HS có những kiến thức vững chắc về môn toán, chuẩn bị cho các em có tâm lý tự tin khi học các lớp cao hơn.
Tuy nhiên đối với các HS mất căn bản về môn toán thì các em rất sợ học môn này. Thầy giảng bài các em chẳng hiểu gì nên nhiều em gần như chỉ lo học các môn khác mà không còn quan tâm đến môn toán nữa. Dù HS học giỏi nhiều môn học nhưng lại học yếu môn toán thì liệu các em có hi vọng gì về các kỳ thi sau này? Vì vậy, điều mà giáo viên dạy toán cần hết sức quan tâm là giúp các em học yếu lấy lại căn bản dần và không còn lo sợ khi học giờ toán nữa.
Bởi vì nếu các em không thuộc bài, không nhớ các công thức, các qui tắc toán học thì làm sao có thể vận dụng để giải bài tập.
Trong đề kiểm tra phải có đủ dạng bài tập dành cho HS từ yếu đến khá giỏi. Đề kiểm tra quá khó sẽ gây ức chế cho HS yếu và trung bình, nhưng đề quá dễ cũng sẽ làm cho các em HS khá giỏi không còn hứng thú với môn học vì các em không có điều kiện để phát triển tối đa sự tư duy sáng tạo của mình để giải những bài toán mới lạ.
GV cần dạy phụ đạo cho các em HS yếu. Trong giờ dạy phụ đạo, cần giảng bài thật chậm để các em hiểu, sau đó GV cho HS giải bài tập. Mỗi dạng bài tập, GV cho HS làm nhiều bài cho đến khi các em làm đúng rồi thì mới chuyển sang dạng bài tập khác. Các đề bài tập luôn theo trình tự từ dễ đến khó. GV cũng cần thường xuyên động viên HS yếu để giúp các em hiểu rằng nếu cố gắng thì một ngày không xa các em sẽ trở thành HS khá giỏi. GV có thể kể tên một vài em đạt được thành tích như vậy để củng cố niềm tin cho các em.
Ở những tiết học ôn tập chương, GV cần hệ thống toàn bộ các công thức toán đã học trong chương và yêu cầu HS học thuộc để dễ dàng giải được bài tập trong bài kiểm tra.
Nếu GV có sự quan tâm đặc biệt đến từng đối tượng HS thì dù là yếu hay giỏi các em cũng sẽ yêu thích học môn toán.